Ngày nay sàn nhựa ngày càng trở lên phổ biến. Sàn nhựa dán keo là một nhánh sản phẩm của sàn nhựa giả gỗ, cũng được dùng cho khá nhiều công trình. Tuy nhiên không phải tất cả các công trình có thể làm được loại sàn nhựa này. Vậy những yếu tố gì quyết định việc có nên làm loại sàn nhựa có keo dán hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sàn nhựa dán keo màu sắc đa dạng
Sàn nhựa dán keo là gì?
Sàn nhựa dán keo có thành phần nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia liên kết khác. Đúng như tên gọi của nó, loại sàn này liên kết trực tiếp với nền nhà bằng loại keo chuyên dụng. Độ dày phổ biến của sàn nhựa dùng keo dán dao động từ 1,8mm-3mm.
Trên thị trường hiện tại có 3 loại sàn nhựa dán keo là sàn nhựa vân gỗ, sàn nhựa vân thảm và sàn nhựa vân đá. Phổ biến nhất là sàn nhựa dán keo vân gỗ.
sàn nhựa giả đá
Các công trình nên sử dụng sàn nhựa dán keo
Đặc điểm của sàn nhựa dán keo là loại vật liệu giá rẻ tuy nhiên lại có tính thẩm mỹ khá cao. Nhờ đó sàn nhựa quét keo được sử dụng khá nhiều ở những công trình phục vụ mục đích kinh doanh như cửa hàng, salon tóc, spa, trường mầm non, nhà cho thuê… .Đặc điểm của các công trình này là thời gian sử dụng không dài và cần tối thiểu hóa chi phí.
Không nên sử dụng sàn nhựa dán keo ở những môi trường ẩm ướt như khu vực bếp hay nhà tắm.
Cấu tạo sàn nhựa dán keo
Dù là loại sàn dán keo nào thì nó cũng được cấu tạo từ 5 lớp chính:
Lớp bề mặt UV (UV coating): Có tác dụng tăng cứng, hạn chế bám bẩn cho bề mặt.
Lớp áo ( Wear layer): Có tác dụng chống mài mòn, chống nấm mốc, trơn trượt. Bảo vệ lớp vân màu bên trong không bị mờ đi trong quá trình sử dụng.
Lớp tạo màu (Printing layer): Tạo màu sắc, họa tiết cho sàn nhựa.
Lớp lót PVC (PVC layer): Thành phần chính là nhựa PVC. Có tác dụng chống cong vênh, tăng khả năng chịu lực cho sàn nhựa.
Lớp đế ( Balance layer): Tăng độ bám dính giữa sàn và nền nhà, ngăn chặn sự bốc hơi nước từ dưới mặt đất.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
- Thi công khá đơn giản, không gây ồn hay bụi bặm
- Do chỉ dùng keo dán nên việc thay thế rất dễ dàng. Các tấm sàn hỏng chỉ cần cậy lên, quét lại keo sau đó dán tấm sàn mới.
- Chống nước, chống mối mọt, cong vênh.
- Giá thành khá rẻ để có được một mặt sàn sang trọng với họa tiết vân gỗ, vân đá hay vân thảm chân thật.
- Bề mặt vân sần chống trơn, ít bám bụi, dễ dàng vệ sinh.
- Khả năng chịu lực khá tốt.
Nhược điểm:
- Độ dày miếng dán sàn giả gỗ khá mỏng nên yêu cầu mặt nền phải thật phẳng.
- Do dùng keo dán trực tiếp nên không làm được trên mặt nền có độ ẩm cao.
- Tiếp xúc với nước trong thời gian dài có thể làm bong lớp keo dán sàn nhựa.
Một loại sàn không phụ thuộc quá nhiều vào độ phẳng và khô của nền là sàn nhựa hèm khóa.
Cách chọn mua sàn nhựa dán keo chất lượng
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sàn loại sàn dán keo bị lỗi, kém chất lượng. Để giúp bạn hạn chế mua phải những loại sàn đó, chúng tôi đưa ra một số cách kiểm tra dưới đây:
- Nhìn tổng quát cả miếng dán sàn xem màu sắc có hài hòa, sắc nét không
- Bẻ gập đôi miếng dán sàn giả gỗ để kiểm tra độ dẻo của sàn. Những loại sàn chất lượng khi bẻ gập đôi sẽ không bị gẫy nhờ những thành phần trong sàn nhựa được liên kết với nhau rất chặt chẽ.
- Lấy ngón tay cậy vào góc tấm sàn để kiểm tra độ kết dính giữa lớp vân màu và lớp đế.
- Ngâm sàn trong nước 1-2 ngày xem sàn có bị nở hay cong vênh không.
- Lấy chìa khóa cào nhẹ trên lớp bề mặt để đánh giá khả năng chống xước của sàn.
- Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sàn nhựa trước khi mua.
Ngoài những bước kiểm tra trên bạn nên tìm đến những đơn vị cung cấp và thi công sàn nhựa có uy tín. Tuy giá cả có thể cao hơn giá một vài đơn vị khác nhưng đổi lại bạn nhận được loại sàn có chất lượng cũng như trách nhiệm bảo hành trong quá trình sử dụng sau này.